ASIAFIRMS.COM

Quán Cơm Mười Thứ

Address 190 Lê Trọng Tấn, Hoà Phát, Cẩm Lệ, Đà Nẵng, Vietnam
Phone +84 269 6281 026
Categories Hawker Stall, Cafeteria
Rating 5 1 review
Similar companies nearby
Quán Nhậu Bình Dân Út Nhỏ — 175 Hà Huy Tập, Hòa Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng 550000
Quán Phở Trâm Anh — Đường Huỳnh Ngọc Huệ, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Huỳnh Ngọc Huệ, Hòa Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng
Tiệm Cháo Dinh Dưỡng Đệ Nhất — 103 Đ. Phạm Như Xương, Hoà Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng

Quán Cơm Mười Thứ reviews

1
Sort by: date highest rated lowest rated most helpful
Trang
07 June 2020 1:20

Trong thời đại “sống nhanh, ăn nhanh” đang ngày càng trở nên phổ biến, mâm cơm gia đình lại càng chứng tỏ được giá trị tốt đẹp bao đời nay: bữa cơm là nơi gắn kết, là kỉ niệm để những người con đi xa nhớ về, là sức mạnh kéo mọi thành viên trong gia đình xích lại gần nhau sau những ngày tháng quay cuồng tất bật.

Ăn uống không chỉ là một nhu cầu thiết yếu của con người mà còn thể hiện văn hóa, triết lý sống của một dân tộc, quốc gia. Trong văn hóa ẩm thực của người Việt, mâm cơm gia đình đóng vai trò quan trọng, thể hiện tình cảm và sự gắn kết giữa các thành viên. Mâm cơm gia đình còn chứa đựng nhiều nghĩa và giá trị sâu xa mà chúng ta chưa tìm hiểu hết.
Ý nghĩa mâm cơm gia đình Việt
Bữa cơm gia đình của người Việt ẩn chứa nhiều tư tưởng cao đẹp, là biểu tượng cho tình cảm yêu thương gắn bó giữa các thành viên thông qua việc cùng nhau dùng bữa và trò chuyện. Sau một ngày làm việc vất vả, mệt nhọc, các thành viên gia đình cùng quây quần bên mâm cơm dù đạm bạc hay sang trọng cũng đầy ắp niềm vui và tiếng cười.

Những người đi xa quê, làm ăn xa nhà, mỗi lần nhớ về hình ảnh người mẹ thân thương thức khuya dậy sớm, chạy vội từ cơ quan về nhà để chuẩn bị mâm cơm nóng hổi cho cả gia đình sẽ cảm thấy yêu thương mẹ nhiều hơn, chỉ muốn quay về nhà ngay để được thưởng thức bữa cơm gia đình. Mọi cao lương mỹ vị trên thế gian này dù cao sang thế nào cũng không thể sánh bằng món ngon mẹ nấu.
Văn hóa trong mâm cơm của người Việt
Người Việt gọi bữa ăn gia đình là “mâm cơm”, vì từ xa xưa cho đến nay, người Việt có thói quen dọn cơm vào mâm, tất cả món ăn được dọn chung trong một mâm và dọn cùng một lúc. Vì các món đều ở trong một mâm nên các thành viên gia đình phải cùng ngồi xuống, quây quần với nhau, tạo thành một không gian ấm cúng, gần gũi. Việc vừa dùng cơm vừa trò chuyện giúp mọi người hâm nóng tình cảm gia đình, duy trì sự gắn kết, nhất là trong thời đại của những bữa ăn hàng
quán hay những món ăn nhanh “chớp nhoáng”.

Mâm cơm của người Việt thể hiện tinh thần “kính trên nhường dưới”. Người miền Bắc trước khi vào bữa có thói quen mời cơm. Người nhỏ mời người lớn dùng cơm, người lớn thường chờ con cháu tề tựu đông đủ thì mới muốn ngồi vào mâm, động vào bát. Trẻ em là đối tượng được ưu tiên hàng đầu trong bữa cơm gia đình. Những miếng ngon nhất, cơm dẻo canh ngọt đều được dành cho những thành viên bé tuổi nhất nhà, thể sự yêu thương, bao bọc, che chở của các thành viên trong gia đình.

Add review