ASIAFIRMS.COM

Kiep Bac temple

Address Côn Sơn-Kiếp Bạc, Hưng Đạo, Chí Linh, Hải Dương, Vietnam
Phone +84 220 3882 400
Website consonkiepbac.org.vn
Categories Historical Landmark, Pilgrimage Place, Religious Destination, Scenic Spot, Tourist Attraction
Rating 4.6 24 reviews
Đền Kiếp Bạc

Kiep Bac temple reviews

24
Sort by: date highest rated lowest rated most helpful
Tu Tran Ngoc
08 February 2024 1:43

Khuôn viên bên ngoài sạch sẽ, thoáng đãng. Chỉ cần đi qua cổng đền đã thấy sự uy nghiêm và linh thiêng

Minh
04 February 2024 14:51

Đền Kiếp Bạc thờ Hưng Đạo đại Vương Trần Quốc Tuấn. Cảm nhận riêng Đền rất uy nghiêm, cách trang trí và bố trí không gian rất đẹp khiến ta cảm thấy rất thiêng liêng và tôn kính.

CÔNG
30 August 2023 4:44

Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Kiếp Bạc là tên ghép của hai vùng Vạn Yên (Làng Kiếp) và Dược Sơn (Làng Bạc).

Vào thế kỷ 13, đây là nơi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn lập căn cứ, tích trữ lương thực, huấn luyện quân sĩ trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Sang thế kỷ 14, đền thờ ông được xây dựng tại nơi đây và là nơi tổ chức các lễ hội hàng năm để dâng hương tưởng niệm vị anh hùng của dân tộc Việt, người có công lớn với đất nước và được dân gian tôn sùng là Đức Thánh Trần.

Khu vực đền Kiếp Bạc nằm gần Lục Đầu Giang, là nơi tụ hội của sáu con sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính của sông Thái Bình. Một số người theo thuyết phong thủy cho rằng đây chính là nơi tụ khí để gây dựng cơ nghiệp. Theo đường bộ, đền Kiếp Bạc cách Hà Nội khoảng 80km (50 dặm) đi theo đường quốc lộ số 1 đến Bắc Ninh rẽ sang đường quốc lộ số 18 và cách chùa Côn Sơn khoảng 5km (3 dặm).

Khu vực đền Kiếp Bạc là một thung lũng trù phú ba phía có dãy núi Rồng bao bọc, một phía là Lục Đầu Giang. Núi tạo thành thế rồng chầu, hổ phục, sông tạo thành minh đường rộng rãi. Phía trước đền có cổng lớn có ba cửa ra vào nguy nga, đồ sộ. Trên cổng mặt ngoài có bốn chữ "Hưng thiên vô cực", dưới có 5 chữ "Trần Hưng Đạo Vương từ".

Qua cổng lớn, bên trái có một giếng gọi là Giếng Ngọc mắt rồng. Theo con đường đá đi đến khu vực để kiệu trong mùa lễ hội, phía trước có một án thờ.

Tòa điện ngoài cùng thờ Phạm Ngũ Lão, tòa điện thứ hai thờ Hưng Đạo Vương, tòa điện trong cùng thờ phu nhân Hưng Đạo Vương là công chúa Thiên Thành và hai con gái được gọi là Nhị vị Vương cô. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Đạo, phu nhân, 2 con gái, con rể là Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Đẩu và 4 bài vị thờ các con trai của ông cùng 2 gia tướng là Yết Kiêu và Dã Tượng.

Gần đền là Viên Lăng là một quả núi nhỏ cây cối mọc um tùm, một số người cho rằng đây là nơi an táng Trần Hưng Đạo.

Di chuyển bằng xe khách

Bạn đến bến xe Mỹ Đình, bắt chuyến xe Hà Nội - Quảng Ninh như: Kalong, Đức Phúc… Giá vé khoảng 70.000-100.000vnd/ lượt/ người tùy từng  nhà xe.

Di chuyển bằng xe máy tự lái

Sẽ không khó cho bạn có một chuyến đi bằng xe máy đến Côn Sơn - Kiếp Bạc. Du lịch bằng xe máy thật sự rất thú vị. Không những bạn có thể thuận tiện di chuyển mà còn thỏa sức ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hai bên đường.

Bên cạnh đó, hai địa điểm Côn Sơn và Kiếp Bạc cách nhau khoảng 5km. Nếu bạn không có phương tiện di chuyển riêng thì sẽ cần thuê xe ôm và taxi đi lại đó. Xe máy luôn là lựa chọn lý tưởng nhất cho chuyến du lịch này.

Thịnh
22 August 2023 14:02

Đền đã đc quản lý tốt, nhưng nhà trưng bày hiện vật và mô hình bãi cọc k có nên khó hình dung cho ng chưa tìm hiểu, phía ngoài dịch vụ gửi xe k ổn, Thêm tiền thì vào sát đền, k tiền thì để ngoài bãi. Cổng vào các nhà viết sớ, sắp lễ k đc thiện cảm cho lắm.

Bao
13 August 2023 16:33

Di tích lịch sử quốc gia, không gian đẹp, ban quản lý di tích quá tận thu (thu cả vé của lái xe đưa khách vào tham quan)

Tuân
01 August 2023 10:44

Nơi thờ đức thánh Hưng Đạo Trần Quốc Tuấn; là di tích đặc biệt quốc gia, giá vé người lớn là 10k/ người, vé gửi xe ô tô là 15k/xe.

Khanh
23 May 2023 5:41

Đền Kiếp Bạc là khu di tích lịch sử. Ngôi đền này thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần quốc Tuấn là người đã ba lần đánh thắng giặc Nguyên Mông vào thế kỷ 13. Là con dân nước Việt, nếu có dịp ta nên đến thăm Đền Kiếp Bạc ở Hải dương để tỏ lòng tri ân bậc tiền nhân, anh hùng của dân tộc

Broccoli
21 May 2023 10:12

Bữa mình đi vào ngày trong tuần nên khá vắng, nhưng cũng nhờ vậy mà cảm nhận được rõ nét cả sự thanh tịnh yên tĩnh, cả những giá trị lịch sử của nơi này. Theo mình tìm hiểu thì có ngày tháng giêng tổ chức lễ hội rất đặc sắc. Nếu có dịp mọi người có thể ghé đến thắp hương cầu bình an hay chỉ đơn giản là đến hành hương thôi cũng khá thú vị

Đạt
28 October 2022 20:53

Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Việt Nam; là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Kiếp Bạc là tên ghép của hai vùng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Đây là di tích quan trọng thuộc khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Một trải nghiệm đáng nhớ của lớp K310-2022

Thành
20 October 2022 16:42

Từ một ngôi đền có dấu ấn lịch sử lâu dài nay đền Kiếp Bạc đã trở thành một nơi sinh hoạt của hoạt động hầu đồng ầm ĩ.

Trung
02 October 2022 18:32

Ngôi đền linh thiêng, cảnh qua đẹp, mọi người nên hành hương về vãng cảnh và lễ. Xung quanh có quần thể di tích các đền gắn với lịch sử của nhà Trần.

hanh
23 September 2022 11:31

Nhẹ nhàng, thanh tịnh. Tôi ít khi đi vào mùa lễ hội, mà thường đi vào ngày ít khách nhất để cảm nhận được nơi mà tôi đến

Nhiem
06 September 2022 3:30

Đền Kiếp Bạc - Nơi thờ Đức Thánh Trần (Trần Quốc Tuấn - Hưng Đạo Đại Vương) Người đã 3 lần lãnh đạo nhân dân thời nhà Trần đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông rất mạnh lúc bấy giờ. Quân Nguyên Mông (chính là nước Mông Cổ ngày nay) vào thời đó rất mạnh, đánh chiếm hết 1 nữa lãnh thổ Châu Âu và cả nước Trung Hoa bây giờ, tuy nhiên khi đánh xâm chiếm Việt Nam đến 3 lần đều thất bại thảm hại. Tài chỉ huy quân sự của Trần Quốc Tuấn là số 1 Việt Nam và thể hiện rõ trong bộ "Binh Thư Yếu Lược" của Ông. Ngoài tài năng quân sự Ông còn nhiều Đức Độ khác, bỏ qua thù cá nhân để tập hợp sức mạnh dân tộc, Với Tài và Đức thượng thừa, Ông đã được dân Việt Nam tôn thành Thánh với Tên: "Đức Thánh Trần" và thờ ở rất nhiều nơi trong các tỉnh thành Việt Nam, nhưng nơi thờ xưa cùng với di tích lịch sử của Ông và linh thiêng nhất thì nổi tiếng vẫn là 2 nơi: Đền ở Nam Định và đền Kiếp Bạc ở Hải Dương.
Năm 2022 Tôi đến Đền Kiếp Bạc hiện tại đã có ban quản lý tương đối chặt chẽ văn minh, ít có chuyện chèo kéo xem bói, dị đoan, Như những năm trước. Chúc mừng Ban quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Lenmang
16 August 2022 17:00

Cổng đền Kiếp Bạc là dấu tích mang dấu ấn thời các cụ. Đó 1 chiếc cổng uy nghi, đầy thánh khí. Còn lại, tôi không biết các ban ngành quản lí đã cho trùng tu đền từ năm nào, để ngôi đền có diện mạo như hiện nay!?
Dù sao cũng là nơi ghi dấu về 1 con người kiệt xuất - Hưng Đạo đại vương, nhắc nhở người ta về lịch sử hào hùng của dân tộc. Ngài đã trở thành bậc Thánh, mong rằng anh linh của Ngài sẽ che chở, phù trợ cho những vị quan chức vì dân vì nước, giúp họ vượt qua sự hãm hại của những kẻ tham ô, lợi ích nhóm. Và Ngài hãy vặn cổ những kẻ hại dân hại nước, kiếm tiền bất chính.
Còn người dân, xin đừng cầu cúng Ngài, ban tài phát lộc nữa đi. Ngài là Thánh hiền, thì Ngài sẽ chỉ giúp những người làm ăn chân chính, biết hướng thiện mà thôi. Nếu đã tham lam, trục lợi thì Ngài tha chưa bóp cổ là tốt! 29/7/2022

Pham
01 July 2022 22:39

Hôm nay mình đi có gặp bác Phúc, bác đến thăm đền và trồng cây.
Một nơi tôn nghiêm, có người ra vào thường xuyên, dông đúc
Lúc trước mình có đến thăm, đền có vài cây vải cổ thụ ngay xát tường nên rất mát mẻ, trái rất nhiều, giờ xây dựng và làm rộng ra nên không còn thấy nữa.

Bách
28 June 2022 5:16

Kiếp bạc giờ khang trang và rất đẹp rồi.
Một chốn linh thiêng cần được giữ gìn và bảo tồn

人生如夢
15 June 2020 5:32

Địa danh Chí Linh gắn với nhiều nhân vật lịch sử và anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thị Duệ, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thái Học v.v.

Chí Linh được hình thành từ lâu đời, năm 981 vua Lê Đại Hành đã chọn An Lạc là cơ sở chỉ huy chống quân xâm lược Tống. Trải qua các thời kỳ phong kiến Chí Linh đã được nhiều triều đại chọn là nơi xây dựng cung thành, tỉnh lỵ như thành Phao (Phả Lại) – đời nhà Mạc, thành Vạn (Tân Dân) Chí Linh còn có tên gọi là Bằng Châu hay Bằng Hà sau đó đổi tên là Phượng Hoàng và sau này là Chí Linh. Tháng 6 năm 1886, thực dân Pháp thành lập Nha Chí Linh thuộc phủ Nam Sách. Sau Cách mạng tháng 8, chính quyền [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt thành huyện Chí Linh. Tháng 4 năm 1947, huyện Chí Linh thuộc tỉnh Quảng Hồng; tháng 11 năm 1948, Chí Linh thuộc tỉnh Quảng Yên; từ tháng 2 năm 1955, Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương, ban đầu gồm thị trấn Phả Lại, thị trấn nông trường Chí Linh và 20 xã: An Lạc, Bắc An, Cẩm Lý, Chí Minh, Cổ Thành, Cộng Hòa, Đan Hội, Đồng Lạc, Hoàng Hoa Thám, Hoàng Tân, Hoàng Tiến, Hưng Đạo, Kênh Giang, Lê Lợi, Nhân Huệ, Tân Dân, Thái Học, Văn An, Văn Đức, Vũ Xá.

Ngày 06.04.1946 ông Đào Bá Sủng là chủ tịch dân bầu đầu tiên của Huyện Chí Linh, sau này ông còn là Giám đốc sở Lương thực tỉnh Quảng Ninh

Ngày 21 tháng 1 năm 1957, chuyển 3 xã: Vũ Xá, Cẩm Lý, Đan Hội về huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang quản lý.

Ngày 27 tháng 3 năm 1978, thành lập thị trấn Sao Đỏ - thị trấn huyện lị của huyện Chí Linh.

Ngày 14 tháng 1 năm 2002, giải thể thị trấn nông trường Chí Linh và thành lập thị trấn Bến Tắm trên cơ sở 412,88 ha diện tích tự nhiên và 5.703 nhân khẩu của xã Bắc An.

Từ đó, huyện Chí Linh có 20 đơn vị hành chính gồm 3 thị trấn: Sao Đỏ (huyện lị), Phả Lại, Bến Tắm và 17 xã: An Lạc, Bắc An, Chí Minh, Cổ Thành, Cộng Hòa, Đồng Lạc, Hoàng Hoa Thám, Hoàng Tân, Hoàng Tiến, Hưng Đạo, Kênh Giang, Lê Lợi, Nhân Huệ, Tân Dân, Thái Học, Văn An, Văn Đức.

Ngày 12 tháng 2 năm 2010, huyện Chí Linh đã được Chính phủ nâng cấp thành thị xã Chí Linh1, đồng thời thành lập 8 phường: Bến Tắm, Phả Lại, Sao Đỏ, Chí Minh, Cộng Hòa, Hoàng Tân, Thái Học, Văn An trên cơ sở 3 thị trấn và 5 xã có tên tương ứng.

Ngày 25 tháng 6 năm 2015, thị xã Chí Linh được công nhận là đô thị loại 3.

Theo quy hoạch chung đô thị Hải Dương đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, toàn bộ thị xã Chí Linh sẽ được nâng cấp lên thành thành phố Chí Linh, gồm 16 phường: An Lạc, Bến Tắm, Chí Minh, Cổ Thành, Cộng Hòa, Đồng Lạc, Hoàng Tân, Hoàng Tiến, Kênh Giang, Nhân Huệ, Phả Lại, Sao Đỏ, Tân Dân, Thái Học, Văn An, Văn Đức và 4 xã: Bắc An, Hoàng Hoa Thám, Hưng Đạo, Lê Lợi.

Địa lý
Thị xã nằm ở phía đông bắc tỉnh Hải Dương, cách thành phố Hải Dương 40 km. Phía đông giáp thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Phía tây giáp tỉnh Bắc Ninh. Phía nam giáp huyện Nam Sách. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang.

Phía bắc và đông bắc của thị xã là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông Triều, ba mặt còn lại được bao bọc bởi sông Kinh Thầy, sông Thái Bình và sông Đông Mai.

Thị xã được chia thành 8 phường (Bến Tắm, Phả Lại, Sao Đỏ, Chí Minh, Cộng Hòa, Hoàng Tân, Thái Học, Văn An) và 12 xã (An Lạc, Bắc An, Cổ Thành, Đồng Lạc, Hoàng Hoa Thám, Hoàng Tiến, Hưng Đạo, Kênh Giang, Lê Lợi, Nhân Huệ, Tân Dân, Văn Đức), trong đó có 13 xã, phường là miền núi, chiếm 76% diện tích và 56% dân số của toàn thị xã. Ngoài ra còn có Trường ĐH Sao Đỏ, trên 120 cơ quan đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Chí Linh nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Nó có đường giao thông thuận lợi. Đường bộ có Quốc lộ 18 chạy dọc theo hướng đông-tây qua trung tâm thị xã nối liền Hà Nội - Quảng Ninh, đường Quốc lộ 183 nối Quốc lộ 5 và đường 18, đường 37 là đường vành đai chiến lược quốc gia từ trung tâm thị xã đi tỉnh Bắc Giang. Đường thủy có chiều dài 40 km đường sông bao bọc phía đông, tây, nam của thị xã thông thương với Hải Phòng, Bắc Giang, Đáp Cầu (Bắc Ninh).

Khí hậu
Chí Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa khô hanh lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến

Khắc
10 April 2020 23:59

Là một ngôi chùa cổ được rất nhiều người biết đến và còn là nơi tổ chức nhiều lễ hội

Le Thi Len
24 March 2020 10:01

Đến thăm đền vào mùa xuân rất đông vui nhộn nhịp. Chưa nói đến độ linh thiêng thì đây là nơi có cảnh quan và kiến trúc đẹp, có khu vườn hoa được chăm chút như vườn ngự uyển.
Tuy nhiên cá nhân tôi thấy hơi lăn tăn khi thấy ở đây có những đàn lễ mà riêng tiền vàng mã có thể đã lên tới mấy chục triệu, gây tình trạng lãng phí do mê tín dị đoan.

Ong
10 February 2020 13:32

Đền Kiếp Bạc Thờ Hưng Đạo Đại Vương! Lễ Hội Đền Kiếp Bạc Tổ Chức rất lớn hàng năm đón khách thập phương về dự.

Add review