ASIAFIRMS.COM

Thủ Ngữ Flagpole

Address Đ. Võ Văn Kiệt, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnam
Hours 00:00-24:00
Categories Historical Landmark
Rating 4.3 23 reviews
Similar companies nearby
Propaganda — 21 Hàn Thuyên, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Independence Palace — Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Vietnam History Museum — 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Đầu máy xe lửa Tự lực 141 158 — 121/3 Hồng Hà, Phường 10, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Thủ Ngữ Flagpole reviews

23
Sort by: date highest rated lowest rated most helpful
Irving
07 December 2023 0:18

Khu vực ven sông đẹp để đi dạo.
Nên thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều muộn - Khu vực có tia sét đẹp

Vespa
26 August 2023 0:56

Buổi sáng ngày thành lập Tổ quốc. Công viên dưới lòng sông cũng được trang trí đẹp mắt. Đường hầm màu hồng trông rất đẹp vào ban đêm nhưng tôi gặp khó khăn khi độc chiếm đường hầm vào buổi sáng.

THEGREATOS
03 June 2023 9:20

Just short visit is enough, many people were jogging around
Nothing much to see
Visited at evening, the view was great, with the lights and wind, very relaxing

Koi
25 May 2023 12:04

Cột cờ Thủ Ngữ là một công trình nằm tại đường Tôn Đức Thắng, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Cột cờ được người Pháp xây dựng vào tháng 10 năm 1865 trên nền cũ của dinh quan thủ ngự chuyên chăm lo thương chính của nhà Nguyễn. Tính đến nay nó đã hơn 150 năm tuổi.

Reza
11 February 2023 11:21

I went to this place because I thought I'd find some place to eat along the promenade. Wrong. I expect it'd be like Clarke Quay in Singapore. In reality, it's just promenade along the big river banks, and that's it, nothing else. I hope someday they will put more facilities along this area.

Vũ Phạm
25 December 2022 16:14

Cột cờ Thủ Ngữ là một công trình nằm tại đường Tôn Đức Thắng, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Cột cờ được người Pháp xây dựng vào tháng 10 năm 1865 trên nền cũ của dinh quan thủ ngự chuyên chăm lo thương chính của nhà Nguyễn. Tính đến nay nó đã hơn 150 năm tuổi. Năm 2016, cột cờ Thủ Ngữ được thành phố xếp hạng là di tích lịch sử cấp TP. HCM.

Khoa
16 June 2022 18:37

Công viên xung quanh cột cờ luôn sáng đèn vào buổi tối để mọi người có thể tới đây đi dạo. Vào ngày lễ, đặc biệt những ngày lễ bắn pháo bông thì ở đây sẽ là chỗ ngồi lý tưởng, mặc dù ở công viên khá ít ghế.
-
The park around this flagpole is always lit up at night so people can come here for a walk. On holidays, especially fireworks holidays, this will be the ideal place to stay, although there aren't many benches to sit in the park.

Lê Tony (Tony)
07 May 2022 23:40

Đi tích lịch sử, toạ lạc tại công viên bến Bạch Đằng quận 1. Đối điện cảng nhà rồng. Cảnh quan thoáng mát cho trải nghiệm.

Henry
18 September 2021 0:30

The flagpole is a technical part that has the function of signaling for ships entering and leaving Nha Rong and is also a signal for ships traveling on the Saigon River to know where to stay if it needs to be brought in to escape from Lac to Can Gio or out. Vung Tau.

The name "Thu Ngu" can be understood in the following sense: Thu = keep, language = sentence, that is, this flagpole is a short language of waterways with the function of signaling for ships. This is the way of the way of the same name to be the first name. France calls this flagpole "Mât des signaux" (signal column).

Researcher Vuong Hong Sen once described the Thu Ngu flagpole in an old book of Saigon as follows: "Above the top of the flag is often seen hanging suspended, during the day it is cloth, colored flags, or a ball painted black. At night.then hang a light, when white, when red, that is, a signal for ships to know the effect to avoid risks, boats passing, when entering the Saigon River".

Cột cờ là một bộ phận kỹ thuật có chức năng báo hiệu cho tàu ra vào cảng Nhà Rồng và cũng là tín hiệu để tàu bè đi trên sông Sài Gòn biết nơi đây nếu cần ghé vào để khỏi lạc xuống Cần Giờ hoặc ra Vũng Tàu.

Tên gọi "Thủ Ngữ" có thể hiểu theo nghĩa: thủ = giữ, ngữ = án ngữ, tức cột cờ này án ngữ ngay lối đường thủy ra vào với chức năng báo hiệu cho tàu bè. Cách hiểu này trùng với tên gọi ban đầu người Pháp gọi cột cờ này là "Mât des signaux" (cột tín hiệu).

Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển từng mô tả cột cờ Thủ Ngữ trong sách Sài Gòn năm xưa như sau: "Trên chót vót ngọn cờ thường thấy treo ám ngữ, ban ngày là cờ vải, cờ màu, hoặc một quả bóng sơn đen. Ban đêm thì treo một ánh đèn, khi trắng khi đỏ, tức là ám hiệu báo tin cho tàu bè biết hiệu lịnh tránh lỗ rạn hiểm nguy, ghe thuyền qua lại, trong lúc vô ra sông Sài Gòn".

Gi Jo
29 July 2021 8:01

Historical point. Nice place to take some photo with Sài Gòn river view. A lot of people at evening to fishing, relaxing, doing excercise or just simple to take the open air. Dont have a parking place but just pull over (incentive), jump out of your motobike take a photo, say hello, and make your lung full of the fresh air and ride away.

Biore
20 April 2021 6:08

Sau khi được làm mới vào năm 2020 thì cái khu vực cột cờ hơn một trăm mấy chục năm tuổi trở nên khá đẹp và thoáng mát. Chiều chiều, ngoài những bác đi tập thể dục thì cũng có khách du lịch và các bạn trẻ tới đây để check in. Buổi tối thì đẹp hơn và là nơi rất thích hợp cho các cặp đôi hẹn hò.

TIEN
07 April 2021 10:42

Thủ Ngữ flag pole is a historical point located at Bạch Đằng river near to fork of Bến Nghé canal. Built by Frenh in 1865.

An Nguyen
27 February 2021 19:15

Cột cờ Thủ Ngữ ở Bến Bạch Đằng do người Pháp xây dựng vào năm 1865 tại ngã ba kênh Bến Nghé giáp sông Sài Gòn, đối diện Bến Nhà Rồng. Cột cờ Thủ Ngữ và Bến Nhà Rồng là hai di tích gắn liền với lịch sử của thành phố Sài Gòn.

Tea
08 June 2019 16:00

Nơi rộng rãi, thích hợp để tập thể dục buổi sáng, còn chiều tối do sát ven sông nên rất mát mẻ, rất thích hợp làm nơi hẹn hò, đi dạo.
Gần đó còn có 1 công viên trẻ em, với rất nhiều trò vận động giúp các em khám phá, cũng tiện cho các bé giao lưu chơi đùa cùng nhau.
Từ vị trí này rất gần để có thể tham quan các địa điểm khác, như trục phố đi bộ Nguyễn Huệ, phố ẩm thực đêm Hàm Nghi, với 10p đi bộ là sẽ đến chợ đêm Bến Thành, còn nếu không có thể tụ tập họp nhóm hoặc hẹn hò trên cầu bộ hành Cầu Mống, nơi có kiến trúc cổ từ thời Pháp, nên đây là nơi được nhiều bạn đến để chụp hình, quay clip.
Điểm tệ thì cũng như ở tất cả những chỗ khác, ý thức vệ sinh chưa được cao, các thùng rác được bố trí khá ít và chưa hợp lý, đó là chưa kể có vài chỗ bị hư, bị mất? !

Pradeep
29 May 2019 11:30

Well spread area, okay facilities. Since its a camping site with tents and huts, bathrooms are common. They need to maintain and clean them very frequently. There were no toilet papers in the morning hours. Else great beach. Bornfire et all

Ngọc
17 February 2019 0:08

Giờ chỉ còn là địa điểm lịch sử của thành phố Hồ Chí Minh.
Cảng tàu biển đã được di dời gần hết đi nơi khác nên cột cờ chỉ còn ý nghĩa trang trí cảnh quang
Hoan nghênh thành phố trong thời gian qua đã cải tạo làm cho bộ mặt đô thị nơi đây đẹp lên trông thấy rõ, khang trang và văn minh hơn trước kia.tuy nhiên ý thức một số người còn kém nên hiện tượng vẽ bậy, xả rác mất mỹ quan còn tồn tại làm ảnh hưởng đến khách bạn bè năm châu đế VN chứng kiến

Tali
06 October 2018 4:06

CỘT CỜ THỦ NGỮ - MỘT DẤU CHỈ HIỆN ĐẠI CỦA ĐÔ THỊ SÀI GÒN CUỐI THẾ KỶ 19

Theo tài liệu lịch sử, sau khi chiếm Sài Gòn (1859) Pháp xây dựng công xưởng hải quân (tức xưởng Ba Son) ngay sát Xưởng Thủy của triều Nguyễn, nơi được coi là vị trí rất tốt cho việc đặt các ụ sửa tàu, có khả năng tiếp nhận nhiều loại tàu thuyền vào cập bến. Bên cạnh công xưởng hải quân chính quyền Pháp cũng thiết lập một hải cảng thương mại quốc tế mới ở sông Sài Gòn phía cửa rạch Bến Nghé. Chỉ một năm sau (1860) Pháp đã quyết định mở thương cảng cho tự do thông thương và khu vực cảng này hoàn tất vào năm 1863, đánh dấu bằng sự hiện diện của tòa nhà trụ sở Công ty vận tải đường biển Pháp (Messageries Maritimes) tức Bến Nhà Rồng. Khoảng từ 1870 bắt đầu có tàu thủy chạy bằng hơi nước từ nhiều nơi ghé bến Sài Gòn.

Cột cờ Thủ Ngữ được xây dựng vào tháng 10 năm 1865 tại khu vực ngã ba rạch Bến Nghé gặp sông Sài Gòn, đối diện với bến Nhà Rồng, nay ở đầu đường Hàm Nghi. Cột cờ là một bộ phận kỹ thuật của cảng Sài Gòn, có chức năng gắn liền với việc điều hành những chuyến tàu ra vào cảng. Kiến trúc của Cột cờ Thủ Ngữ khá độc đáo gồm 3 tầng giật cấp, phần dưới cùng là nền cao, phía trên xây một ngôi nhà bao quanh chân cột cờ, gian chính giữa cao hơn có phần mái hình bát giác… Trên một tấm ảnh chụp ghi năm 1882 đã thấy cột cờ Thủ Ngữ và Nhà Rồng tạo nên một cảnh quan đẹp tại nơi “thoi loi đất” ngã ba sông rợp cây xanh và lộng gió.

Ở Sài Gòn và vùng phụ cận có vài địa danh mang chữ "Thủ", như Thủ Thiêm, Thủ Đức, xa hơn là Thủ Dầu Một ở Bình Dương, Thủ Thừa ở Long An. Theo Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, "Thủ" có nghĩa là "giữ, giữ gìn". Cột cờ "Thủ ngữ" ở Sài Gòn với chữ “thủ” mang nghĩa là "điểm/vị trí giữ cửa/cảng biển”. "Gia Tân nền tạm thuở xưa, Ngày nay có dựng cột cờ gần bên" như Gia Định phong cảnh vịnh củaTrương Vĩnh Ký đã miêu tả. Vương Hồng Sển ghi trongSài Gòn năm xưa về chức năng của cột cờ Thủ Ngữ: “Trên chót vót ngọn cờ thường thấy treo ám ngữ, ban ngày là cờ vải, cờ màu, hoặc một quả bóng sơn đen. Ban đêm thì treo một ánh đèn, khi trắng khi đỏ, tức là ám hiệu báo tin cho tàu bè biết hiệu lịnh tránh lỗ rạn hiểm nguy, ghe thuyền qua lại, trong lúc vô ra sông Sài Gòn”.

Thời đó, lúc chưa có xe hơi, sang lắm mới đi xe ngựa, phần lớn dân chúng đi bộ… thì việc những chiếc tàu thủy từ phương xa theo sông Sài Gòn vô tận bến cảng là biểu hiện của quá trình “hiện đại hóa” vào nửa sau thế kỷ 19. Cột cờ Thủ Ngữ có vị trí ngay bến cảng, cấu tạo bằng sắt cao vút với nhiều bộ phận, chức năng báo hiệu cho tàu thuyền ra vào, khác biệt với cột cờ truyền thống trong thành quách cung điện xưa… đã trở thành một dấu chỉ hiện đại của đô thị Sài Gòn.   

Ngày nay Cột cờ Thủ Ngữ không còn thực hiện chức năng của nó. Các công trình ở gần như bến Bạch Đằng, Bến Nhà Rồng, cầu Mống cùng với cột cờ Thủ Ngữ tạo thành một quần thể di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, chứng nhân của quá trình phát triển cảng Sài Gòn và nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh. Trải qua gần 150 năm, hiện nay khi hệ thống cảng Sài Gòn đã di dời gần hết ra khỏi thành phố, từ Tân Cảng đến Ba Son, kể cả khu vực Khánh Hội, thay vào đó là những dự án của một vài tập đoàn bất động sản đã “chuyển đổi công năng” toàn bộ khu vực có những di tích công nghiệp xưa nhất của thành phố và cả nước… thì có lẽ Cột cờ Thủ Ngữ và Bến Nhà Rồng là chứng tích cuối cùng của một thời thương cảng Sài Gòn sầm uất!

***

Vào tháng 5.2016 Cột cờ Thủ Ngữ đã được UBND TP. HCM xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố.

Ngoài ra, khu vực Bến Nhà Rồng - cầu Mống - tòa nhà Ngân hàng quốc gia - tòa nhà Hải quan thành phố - bến Bạch Đằng - Cột cờ Thủ Ngữ cần được gìn giữ bảo vệ như “không gian di sản” của thành phố – giống như khu vực đường Nguyễn Huệ - UBNDTP – Nhà thờ Đức Bà – Bưu Điện - Dinh Thống Nhất, vì đây là những nơi tập trung các công trình được xây dựng vào thời kỳ sớm của đô thị Sài Gòn.

Harry
14 June 2018 11:58

Cùng với bến Nhà Rồng, cột cờ này là 2 chứng tích cuối cùng của 1 thời thương cảng Sài Gòn sầm uất khi mà xưởng đóng tàu Ba Son chuẩn bị dời đi

Diep
20 May 2018 0:17

Từ Thành phố thương cảng Saigon của nửa sau thế kỷ 19 với hình ảnh và địa danh Cột cờ Thủ ngữ, ngày nay đã trở thành một dấu chỉ hiện đại của một TPHCM hiện đại, bên cạnh cảng Bà Son, Bến Nhà Rồng kế cả khu vực Khánh Hội. Điểm nhấn lịch sử của địa danh này càng trở nên nổi tiếng với Bến Bạch đằng, cầu Mống, tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo, tòa nhà Hải quan TP, trục đường chính Nguyễn Huệ dẫn đến Tòa nhà UBNDTP.một không gian văn hóa đậm đặc của mô hình thành phố cảng - cảng thị với nhiều hoạt động giải trí dọc bờ sông kết nối với sinh hoạt kinh doanh và thương mại mang tầm quốc tế. Hơn 150 năm chứng nhân hùng hồn sức sống năng động và phong độ từ bản thân mình với thành phố hiện đại ngày nay, Cột cờ Thủ ngữ đã và đang là di tích lịch sử và địa chỉ du lịch văn hóa của toàn khu vực Đông Nam Á nói riêng và toàn thể phần còn lại của thế giới nói chung,

Cậu
16 April 2018 14:28

Theo tài liệu lịch sử, sau khi chiếm Sài Gòn (1859) Pháp xây dựng công xưởng hải quân (tức xưởng Ba Son) ngay sát Xưởng Thủy của triều Nguyễn, nơi được coi là vị trí rất tốt cho việc đặt các ụ sửa tàu, có khả năng tiếp nhận nhiều loại tàu thuyền vào cập bến. Bên cạnh công xưởng hải quân chính quyền Pháp cũng thiết lập một hải cảng thương mại quốc tế mới ở sông Sài Gòn phía cửa rạch Bến Nghé. Chỉ một năm sau (1860) Pháp đã quyết định mở thương cảng cho tự do thông thương và khu vực cảng này hoàn tất vào năm 1863, đánh dấu bằng sự hiện diện của tòa nhà trụ sở Công ty vận tải đường biển Pháp (Messageries Maritimes) tức Bến Nhà Rồng. Khoảng từ 1870 bắt đầu có tàu thủy chạy bằng hơi nước từ nhiều nơi ghé bến Sài Gòn.

Thời đó, lúc chưa có xe hơi, sang lắm mới đi xe ngựa, phần lớn dân chúng đi bộ… thì việc những chiếc tàu thủy từ phương xa theo sông Sài Gòn vô tận bến cảng là biểu hiện của quá trình “hiện đại hóa” vào nửa sau thế kỷ 19. Cột cờ Thủ Ngữ có vị trí ngay bến cảng, cấu tạo bằng sắt cao vút với nhiều bộ phận, chức năng báo hiệu cho tàu thuyền ra vào, khác biệt với cột cờ truyền thống trong thành quách cung điện xưa… đã trở thành một dấu chỉ hiện đại của đô thị Sài Gòn.
Ngày nay Cột cờ Thủ Ngữ không còn thực hiện chức năng của nó. Các công trình ở gần như bến Bạch Đằng, Bến Nhà Rồng, cầu Mống cùng với cột cờ Thủ Ngữ tạo thành một quần thể di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, chứng nhân của quá trình phát triển cảng Sài Gòn và nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh. Trải qua gần 150 năm, hiện nay khi hệ thống cảng Sài Gòn đã di dời gần hết ra khỏi thành phố, từ Tân Cảng đến Ba Son, kể cả khu vực Khánh Hội, thay vào đó là những dự án của một vài tập đoàn bất động sản đã “chuyển đổi công năng” toàn bộ khu vực có những di tích công nghiệp xưa nhất của thành phố và cả nước… thì có lẽ Cột cờ Thủ Ngữ và Bến Nhà Rồng là chứng tích cuối cùng của một thời thương cảng Sài Gòn sầm uất!
***
Một trong những đặc trưng của Sài Gòn – Bến Nghé từ khi khởi lập cho đến khi người Pháp xây dựng một đô thị, và cho đến TP. Hồ Chí Minh đầu thế kỷ 21, là đây là một thành phố - thương cảng. Từ “cảng Sài Gòn” nơi đây không chỉ trở thành một trung tâm kinh tế mà còn là một trung tâm tiếp nhận và giao lưu với nhiều nền văn hóa mới, yếu tố kỹ thuật hiện đại trên thế giới. Có thể nói, nếu không có tính chất “cảng thị” thì Sài Gòn khó có thể là một thành phố đa dạng và cởi mở về kinh tế - văn hóa – xã hội như ngày nay.
Vào tháng 5.2016 Cột cờ Thủ Ngữ đã được UBND TP. HCM xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố. Gần đây chính quyền thành phố có chủ trương chỉnh trang Công viên Cảng Bạch Đằng mở rộng kết hợp với những chiếc cầu sẽ được xây dựng dẫn qua khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. Tại đó sẽ có các hoạt động giải trí dọc bờ sông kết hợp với thương mại một cách hài hòa nhất, đồng thời phải bảo tồn di tích lịch sử tượng Trần Hưng Đạo, cột cờ Thủ Ngữ. Riêng công trình điểm nhấn tại vị trí cột cờ Thủ Ngữ sẽ tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc quốc tế, nhằm lựa chọn phương án kiến trúc tối ưu.
Ngoài ra, khu vực Bến Nhà Rồng - cầu Mống - tòa nhà Ngân hàng quốc gia - tòa nhà Hải quan thành phố - bến Bạch Đằng - Cột cờ Thủ Ngữ cần được gìn giữ bảo vệ như “không gian di sản” của thành phố – giống như khu vực đường Nguyễn Huệ - UBNDTP – Nhà thờ Đức Bà – Bưu Điện - Dinh Thống Nhất, vì đây là những nơi tập trung các công trình được xây dựng vào thời kỳ sớm của đô thị Sài Gòn.

Add review