ASIAFIRMS.COM

Đền Chín Gian

Address Xã Châu Kim, Huyện Quế Phong, Mường Nọc, Quế Phong, Nghệ An, Vietnam
Categories Buddhist Temple, Tourist Attraction
Rating 4.3 10 reviews
Similar companies nearby
Chùa Ân Hậu — Nghi Đức, Nghi Lộc, Nghệ An
Chùa Ngọc Lâm (Chùa An Thái) — Quynh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ An
Chùa Diệc — Quang Trung, Thành phố Vinh, Nghệ An
Chùa LAM SƠN - Quỳnh Yên - Quỳnh Lưu — Quỳnh Yên, Quỳnh Lưu, Nghệ An

Đền Chín Gian reviews

10
Sort by: date highest rated lowest rated most helpful
Hoàng
06 November 2023 2:08

Theo truyền thuyết, vào một năm, ngày tổ chức hội tế trời, khi chuẩn bị hiến trâu, một con rồng bất ngờ xuất hiện và cuốn đi con trâu trắng của Mường Tôn. Thấy điềm xấu, lãnh đạo Mường Tôn quyết định giết con trâu để làm lễ, khấn xin trời phật và tổ tiên để di dời Đền đi nơi khác. Theo truyền thống, một con quạ cổ khoang trắng sau đó đến và lấy miếng xương trâu từ Đền cũ, sau đó bay đi và thả xuống một ngọn đồi nhỏ phía nam Mường Tôn, được gọi là Pú Căm (Núi Vàng), hay còn được gọi là Pú Quái (Núi Trâu). Đền đã được xây dựng tại địa điểm này và tồn tại cho đến ngày nay.
Ngày xưa, Lễ hội Đền Chín Gian được tổ chức mỗi ba năm vào tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để những người dân thuộc mười mường vùng Phủ Quỳ cùng hành hương về đây để tham gia vào lễ hội tôn vinh truyền thống tôn giáo, cầu mưa thuận gió hoà và mong mùa màng mùa mùa tốt lành.
Năm 2004, như mong muốn của cộng đồng, ngôi Đền linh thiêng này đã được phục dựng, thể hiện lòng trọng nét tâm linh độc đáo của nhân dân Thái tại vùng Tây Bắc. Đền này bao gồm một ngôi nhà Đền với 9 gian, một ngôi nhà thờ hai gian, một gian thờ Bác Hồ và một gian thờ Phật. Từ năm 2006, Lễ hội Đền Chín Gian được tổ chức trở lại với quy mô lớn vào ngày 13 đến 15 tháng 2 âm lịch hàng năm, đáp ứng nhu cầu tâm linh và văn hóa của người dân Thái để tưởng nhớ tổ tiên và nguồn gốc của họ. Năm 2008, Đền Chín Gian được công nhận là Di tích văn hóa cấp tỉnh.
Một điểm đặc biệt, duy nhất của Lễ hội Đền Chín Gian là lễ "hắp quái", tức là lễ hiến trâu. Điều này đã trở thành một truyền thống, và lễ vật quan trọng nhất và không thể thiếu trong các lễ tế tôn giáo là một con trâu cái trắng. Hai mường khác, Mường Quáng và Mường Puộc, cũng hiến trâu trắng, nhưng là trâu đực, trong khi các mường khác cúng trâu đen. Sau khi trâu được đưa xuống để tắm tại bến sông Tà Tạo (bến Quan), lễ chém trâu sẽ được tiến hành trong sự reo hò của người dân tham dự lễ hội. Thịt trâu sau đó được đặt lên bậc sạp cao nhất tại gian Đền và được chế biến để cung cấp cho mọi người trong vòng ba ngày đêm.

Khôi
11 May 2023 8:56

Đền Chín gian trên đỉnh Pu Quái, huyện Quế Phong (Nghệ An) thờ thiên thần và nhân thần. Đặc sắc của ngôi đền thiêng, không chỉ là ở 9 con trâu, 9 vạc nước, 9 gian đền.mà còn là những nét văn hóa đặc sắc như lễ hội tắm trâu, tục hát khắp, hát nhuộm vẫn luôn được đồng bào Thái vùng Tây Bắc xứ Nghệ này duy trì.

Có 1 điều lý thú ở đền Chín gian, là rất nhiều kiến trúc gắn liền với số 9 - tượng trưng cho sự vĩnh cửu. Ngay từ sân đền đã có 9 tượng trâu (6 trâu đen và 3 trâu trắng) đang phủ phục, được đặt trên 9 bệ đá. Phía trước 9 con trâu là 9 vạc đựng nước mưa.

Còn ngôi đền, được xây dựng theo kiểu kiến trúc nhà sàn của người Thái, với cách bài trí tuân theo quy ước chặt chẽ. Phần mái đền Chín gian xòe rộng sang 4 phía, bờ nóc trang trí “lưỡng long chầu nguyệt”, được nâng đỡ bởi hệ thống cột cái và cột quân.
Hành lang trang trí bằng hệ thống lan can theo kiểu chấn song. Hai bên hồi có 2 cầu thang lên xuống, mỗi bên gồm 9 bậc, trong đền chia thành 9 gian, tương ứng với nơi thờ tự của 9 mường: Mường Tôn, Mường Pắn, Mường Chừn, Mường Puộc, Mường Quáng, Mường Ha Quèn, Mường Miếng, Mường Chón, Mường Chóng.

Đền Chín gian được xây dựng từ thế kỷ thứ XIV, tại Pú Chò Nhàng, gọi là Tến pỏm (đền trên núi) thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong. Theo sử sách, ban đầu đền thờ Thẻn phà (thờ trời), Náng Xi Đả (con gái trời).

Đến cuối thế kỷ XVIII, đền được chuyển đến Pú Pỏm, tục gọi là Pú quái (núi trâu) hay còn gọi là đền hiến trâu (Tến xớ quái), thuộc bản Piếng Chào, xã Châu Kim, huyện Quế Phong. Tại đây, đền thờ Thẻn phà (thờ trời), Náng Xi Đả (con gái trời) và Tạo Lò Ỳ (người có công xây bản lập mường).

Lương
17 April 2023 10:43

Đền Chín Gian là nơi để nhớ về cội nguồn 9 bản, 9 Mường của người dân tộc Thái tại huyện Quế Phong

Toại
25 June 2022 14:02

Truyền thuyết kể lại rằng: Một năm, vào ngày mở hội tế trời, khi chuẩn bị hành  lễ hiến trâu, bỗng có con rồng bay đến cuốn đi con trâu trắng của Mường Tôn. Thấy điềm xấu, Tạo Mường liền cho giết trâu làm lễ, khấn xin trời phật, tổ tiên để chuyển   dời Đền đi nơi khác. Tương truyền, có con quạ cổ khoang trắng đến gắp miếng xương trâu nơi Đền cũ bay đi và thả xuống một ngọn đồi nhỏ phía nam mường Tôn, còn gọi là Pú Căm (Núi Vàng), tục gọi là Pú quái (Núi Trâu). Đền được dựng ở đó cho đến ngày nay.
Thuở xưa, Lễ hội Đền Chín Gian được tổ chức ba năm một lần vào tháng 8 âm lịch hàng năm, là dịp để người dân chín bản mười mường vùng Phủ Quỳ cùng hành hương về nơi đất gốc mở hội tế trời, lễ tổ, cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt.
Năm 2004, thuận theo nguyện vọng của đông đảo bà con, ngôi Đền có tiếng linh thiêng này đã được phục dựng, như sự trân trọng nét tín ngưỡng tâm linh độc đáo của bà con người Thái vùng Tây bắc. Đền bao gồm một ngôi nhà Đền 9 gian; một ngôi nhà thờ hai gian, một gian thờ Bác Hồ và một gian thờ phật. Từ năm 2006, Lễ hội Đền Chín Gian với quy mô hoành tráng được tổ chức trở lại, vào ngày 13 đến ngày 15 tháng 2 âm lịch hàng năm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh nhớ về tổ tiên, cội nguồn của đồng bào Thái. Năm 2008, Đền được công nhận Di tích văn hoá cấp tỉnh.
Điểm nhấn đặc sắc, độc đáo của lễ hội Đền Chín  Gian là lễ "hắp quái"- tức lễ  hiến trâu. đã thành lệ, lễ vật đầu tiên và không thể thiếu mà dân Mường Tôn dâng lên trong các dịp lễ tế trời và Tạo Ló Ỳ bao giờ cũng là một con trâu cái trắng - vật lễ    trong các cuộc cúng tế linh thiêng nhất. Hai mường khác là mường Quáng và mường Puộc cũng hiến trâu trắng nhưng là trâu đực, những mường còn lại cúng trâu đen,   nhưng phải là trâu không bị khuyết tật, đặc biệt do Hổ vồ. Sau  khi trâu được đưa xuống tắm ở bến sông Tà Tạo (bến Quan), lễ chém trâu sẽ được tiến hành trong tiếng reo hò của bà con về dự lễ.   Thịt trâu được đặt lên bậc sạp cao nhất của gian Đền. Bà   mo làm lễ nạp trâu suốt ba ngày đêm, rồi đem chia ra, nấu lên cho mọi người cùng ăn.

Hải
24 November 2021 9:21

Hãy một lần đến với lễ hội đền chín gian nha các bạn. Để tìm hiểu và trải nhiệm văn hoá và thưởng thức nhiều món ăn dân tộc và văn hoá văn nghệ cồng chiêng nhảy sạp của người dân tộc thái. Lễ vào 14-15-16 tháng 2 âm lịch hằng năm. Lễ mổ trâu để cúng vào ngày 15 nhé.

Chu
29 October 2020 3:38

Đền chín gian là di tích nói lên sự đoàn kết biểu tượng của chín dân tộc bộ tộc ngày xưa của miềm núi Nghệ an

Bach
10 December 2019 6:54

Đền Chín Gian (Tên Càu Hoòng) xã Châu Kim, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Đền có từ thế kỷ thứ 14, là nơi thờ cúng Trời (Thẻn Phà) của người dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An.

nguyen
08 August 2019 19:07

Đền Chín Gian. Tổ chức lớn vào ngày 11/3 (15/2 âm lịch) tổ chức trong vòng 3 ngày.
Nơi này là quê hương mình, 2 năm tổ chức một lần.
Giờ đây Đền Chín Gian đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới phi vật thể, đền chín gian cứ mỗi là tổ chức có biết bao nhiêu thú vui, trò chơi vui nhộn, đây là nơi đáng đến thăm du lịch tại Châu Kim - Quế Phong chúng mình. Hãy đến và thăm quan ngay để k bỏ lỡ một danh di tích nổi tiếng ở Nghệ An,

Hiển
19 July 2019 23:55

Tôi đã đến đây để thi viết chữ thái lai tay và xem các chương trình giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể thao. Đền chín gian là một nơi thiêng liêng, chúng ta nên đến đây để nhớ về nguồn cội, cũng như lịch sử quê hương, dân tộc.

Cuong
23 March 2019 1:16

Đền 9 gian (tên chữ gọi là "Cửu linh từ") địa điểm tâm linh thuộc Mường-Tôn cũ (mường gốc), nay là xã Châu-Kim, huyện Quế-Phong, tỉnh Nghệ-An. Thường sau mỗi dịp tết Nguyên Đán (tết âm lịch cổ truyền Việt Nam) là dịp diễn ra lễ hội Đền 9 gian. Đây là dịp để đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây Bắc Nghệ An nhớ về cội nguồn, ghi tạc công ơn các thế hệ cha ông đã có công tạo bản, lập mường, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Trước đây lễ hội có sự tham gia của 9 mường người Thái trải rộng trên khắp các huyện Quế Phong, Quỳ Châu và Quỳ Hợp ngày nay. Mỗi mường có một gian thờ riêng và đó cũng là nguồn gốc tên gọi của ngôi đền. Cứ 3 năm lại có 1 hội lớn và các mường đều phải cúng tế trâu tại đền Chín Gian. Qua một số lần di dời và tôn tạo, đầu thế kỷ 20 ngôi đền chuyển về núi Pú Pỏm thuộc xã Châu Kim cũng là vị trí hiện tại. Lễ hội Đền Chín Gian gắn với huyền tích về nàng Xỉ Đả là con trời và chủ mường tên là Lò Ỷ. Năm 2016, nghi lễ hội Đền Chín Gian được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp vào danh mục Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Add review